- Hậu đại dịch COVID-19: Cơ hội gì cho ngành F&B
- 3 chỉ số tài chính giúp đo lường hiệu quả kinh doanh mà mọi chủ nhà hàng đều phải biết
Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi nhiều khía cạnh trong ngành công nghiệp F&B. Giờ đây, việc tiêm vaccine đã trở nên ngày càng phổ biến, chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng vào một trạng thái “bình thường mới” cho tất cả mọi người và đặc biệt là các chủ hộ kinh doanh ngành F&B. Sau đây là series ‘8 xu hướng F&B được dự đoán sẽ lên ngôi hậu Covid-19’ – phần 1.
1. ‘Pick-up’ & ‘Delivery’ – Nhận và giao hàng qua các ứng dụng trên điện thoại
Theo Mc Kinsey, khoảng 45-55% khách hàng được khảo sát cho biết họ vẫn sẽ tiếp tục sử dụng các dịch vụ đặt, giao và nhận hàng trong thời điểm chuyển biến khó lường của đại dịch. Điều này khá dễ hiểu bởi trong thời đại phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin như hiện nay, các nền tảng giao và nhận hàng (food delivery) đang phát triển ngày một mạnh mẽ, giúp cho người tiêu dùng có thể tận hưởng sự thoải mái, tiện lợi bên cạnh hương vị của món ăn ngon như ngoài hàng.
Tại thị trường Việt Nam, ba ứng dụng đặt đồ ăn phổ biến nhất là GrabFood, Now và Baemin. Trong năm 2020, GrabFood chiếm thị phần lớn nhất với 33,38%, sau đó là ShopeeFood (trước đó là Now) với 23,6% và Baemin với 21,95%.

Đối với GrabFood, thương hiệu chiếm thị phần lớn nhất, thương hiệu này nổi bật với việc tạo ra những thông điệp ý nghĩa tích cực và nhận được sự hưởng ứng từ người tiêu dùng. Điểm mạnh của GrabFood là mạng lưới tài xế rộng, phủ khắp các thành phố lớn, giúp tiết kiệm thời gian vận chuyển đơn và thời gian chờ của khách cho các chủ nhà hàng. Tuy nhiên, cung cách phục vụ của tài xế cũng là một trong số những vấn đề Grab cần cải thiện. Một điều nữa mà các chủ nhà hàng cần lưu ý chính là bởi, Grab cho phép tài xế được linh động giữa việc chuyển người, chuyển hàng và vận chuyển đồ ăn, để lựa chọn cung đường phù hợp nhất. Điều này rất có thể sẽ dẫn đến việc vận chuyển đồ ăn không còn là ưu tiên hàng đầu, gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng món ăn cũng như trải nghiệm của thực khách.
Tiếp đến là ShopeeFood, với tiền thân là Now – ứng dụng ‘già dơ’ nhất trên thị trường Việt Nam. Now nổi tiếng với hàng loạt các ưu đãi, đặc biệt là các ưu đãi giờ cao điểm cho khách hàng. Ngoài ra, ứng dụng này còn đưa ra gợi ý về nhà hàng dựa trên định vị vị trí của người đặt hàng, giúp kết nối các khách hàng có nhu cầu đặt món với các nhà hàng có vị trí lân cận – từ đó gián tiếp giúp nhà hàng được biết đến một cách rộng rãi hơn. Đây là một điểm mạnh của app mà các chủ nhà hàng có thể cân nhắc khi đăng kí dịch vụ vận chuyển trên nền tảng của họ.
Cuối cùng là Baemin – ứng dụng đặt đồ ăn đến từ Hàn Quốc. Điểm mạnh đầu tiên phải nhắc tới của Baemin chính là giao diện dễ thương, thông điệp gần gũi đối với người dùng – một điểm thu hút khá độc đáo cho những bạn trẻ thích trải nghiệm những điều mới mẻ, khác biệt so với các app đặt hàng truyền thống. Đối với các chủ nhà hàng tìm kiếm tập khách hàng là những bạn trẻ, việc cộng tác với Baemin có thể mang lại một tiềm năng phát triển lớn. Ở thời điểm hiện tại, Baemin đang tập trung chủ yếu vào thị trường Sài Gòn và mới chỉ xuất hiện ở Hà Nội cách đây không lâu, nên tập khách hàng ngoài Hà Nội vẫn chưa thực sự lớn. Các chủ nhà hàng ngoài Hà Nội có thể cân nhắc việc chờ đợi một khoảng thời gian trước khi đăng kí vận chuyển trên nền tảng này.
2. Online purchase without menu cards – Đặt đồ ăn bằng công nghệ ‘menu không chạm’
Trong tình hình dịch bệnh chưa hoàn toàn được kiểm soát như hiện tại, có tới 60-70% khách hàng được khảo sát cho biết mong muốn của họ là tiếp tục được sử dụng các hình thức giao thương, mua bán trực tuyến thay vì trực tiếp. Ứng dụng tâm lí mua hàng này vào kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhiều người chủ nhà hàng trên thế giới đã đi trước đón đầu bằng cách ứng dụng công nghệ quét mã QR để giúp khách hàng có thể đặt đồ ăn bằng công nghệ ‘menu không chạm’
Mô hình này đã xuất hiện tại một số nhà hàng và quán cà phê tại châu Âu. Ví dụ, nhà hàng WOK! Asian Street Food tại Hà Lan cho phép người dùng quét mã QR tại bàn và được dẫn tới trang web có online menu của nhà hàng. Khách hàng sẽ được chọn món, xem các thông tin liên quan đến thực đơn và lựa chọn hình thức thanh toán. Điều này giống như việc bạn mua hàng trên website của các trang thương mại điện tử như Amazon hay eBay.

Order của khách sau đó được gửi thẳng tới nhà bếp và bar thông qua kết nối bluetooth giữa hệ thống vi tính quản lí của nhà hàng, các máy chủ đặt tại bếp & bar và hệ thống nhận diện đơn đặt hàng của khách. Điều này giúp tiết kiệm đáng kể thời gian vận chuyển thông tin giữa khách hàng, bồi bàn, nhà bếp và quầy bar; từ đó tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu suất hoạt động của nhà hàng.
3. In-store self-checkout – Thanh toán tự động không cần chờ đợi
84% lượng khách hàng được hỏi cho biết họ sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ này sau thời điểm đại dịch. Vậy in-store self-checkout là gì?
Sau khi mua hàng (tại cửa hàng hay siêu thị), khách hàng sẽ tự thanh toán trực tiếp trên máy thay vì đi tới các quầy thu ngân. Sau khi thanh toán xong, máy sẽ tự động in hoá đơn có 1 bar code. Khách hàng cần scan barcode này để có thể đi ra khỏi siêu thị hay cửa hàng.

Hiện tại, mô hình này chưa xuất hiện tại Việt Nam nhưng nó đã có mặt ở một số hệ thống các siêu thị châu Âu, thậm chí trước thời điểm đại dịch. Ưu điểm của hình thức này là giúp tiết kiệm thời gian chờ của khách, đặc biệt trong khung giờ cao điểm, khách hàng có thể tự mình thanh toán bằng các máy self-scan thay vì phải xếp hàng chờ rất lâu tại quầy thu ngân. Tuy nhiên, bởi đây là thanh toán tự động, mọi giao dịch sẽ diễn ra với thẻ ngân hàng, và có thể là trở ngại đối với những khách hàng nào quen sử dụng tiền mặt. Ngoài ra, vì việc thanh toán kinh doanh dựa trên tinh thần tự giác, vấn đề an ninh, ăn cắp vặt hay không thanh toán đúng và đủ số lượng hàng hoá đã mua cũng là những vấn đề mà các hộ kinh doanh cần lưu tâm đến.
4. Quick-served restaurant drive-thru – các nhà hàng phục vụ nhanh giúp khách có thể nhận đồ ăn mà không phải ra khỏi xe
“Drive-thru” là hình thức kinh doanh dịch vụ ăn uống cho phép khách hàng có thể order và pick up đồ ăn mà không cần phải ra khỏi xe ô tô của họ. Đây là một loại hình dịch vụ đã có mặt tại khá nhiều quốc gia trên thế giới, giúp thực khách tiết kiệm thời gian chờ, tìm bến đỗ xe, di chuyển và giúp chủ các nhà hàng tiết kiệm phần lớn chi phí thuê nhân viên cùng các tiện ích đi kèm.
Bạn có thể hình dung các nhà hàng”drive-thru” giống như một hình thức “phục vụ nhanh”. Mọi thao tác đều được đơn giản hoá và tự động hoá để tiết kiệm thời gian đến mức tối đa: khách lái xe vào khu vực drive-thru theo chỉ dẫn của nhà hàng, menu được đặt bên ngoài nhà hàng, khách hàng order và thanh toán trực tiếp với máy, sau đó họ lại lái xe tiếp theo chỉ dẫn ra một khu vực khác để chờ lấy đồ ăn.

Vì hình thức phục vụ diễn ra nhanh – gọn với guồng quay liên tục, ở châu Mỹ và châu Âu, đa phần bạn sẽ bắt gặp các “drive-thru” restaurants của các fastfood brands lớn như McDonalds hay Burger King. Cũng bởi vậy, “drive-thru” restaurants hiện lên với hình ảnh những quán ăn nhỏ gọn, tiện lợi, hiệu suất cao, và đặc biệt, là một phần của ngành công nghiệp chế biến đồ ăn nhanh (fastfood industry).
Tại Nhật Bản, xứ sở nổi tiếng với những phát minh “vượt thời”, “drive-thru” không chỉ gói gọn lại dưới cái tên “fastfood” nữa. Người Nhật đã đưa “drive-thru” tới gần hơn với F&B đại chúng qua việc “localize” (tạm dịch: địa phương hoá) mô hình này với sushi và ramen – hai trong số những nét đẹp ẩm thực của họ. Song song với những chuỗi fastfood drive-thru restaurants của Âu Mỹ, người Nhật cũng có cho riêng mình những sushi drive-thru và ramen drive-thru restaurants. Nếu bạn quan tâm và muốn tham khảo trải nghiệm, bạn có thể tìm xem video của chú John Daub về hai drive-thru restaurants tại tỉnh Ibaraki trên kênh Youtube “Only in Japan”.
Xem thêm:
- Từ bỏ học cấp 3 thành người giàu nhất Singapore: bài học ‘Marketing 0 đồng’ từ ông chủ Haidilao
- Cách kiểm soát chất lượng dịch vụ hiệu quả mà mọi người chủ nhà hàng cần biết
Vì series này khá dài nên Sang sẽ tách bài viết thành hai phần, phần sau chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bốn xu hướng còn lại được dự đoán sẽ lên ngôi trong thời điểm hậu covid-19. Nếu bạn quan tâm và muốn tìm hiểu thêm, hay muốn chia sẻ những ý kiến cá nhân về các xu hướng chúng mình vừa phân tích, đừng quên để lại comment dưới phần bình luận và tương tác với chúng mình.
Chúc các bạn thành công!