Chế độ trả lương cho nhân viên sao cho cạnh tranh

Trả lương cho nhân viên, ngoài việc là nghĩa vụ của người chủ cơ sở kinh doanh, còn là một cách để thu hút những ‘nhân tài’, những người nhân viên chăm chỉ muốn nỗ lực để tạo ra những giá trị tốt nhất cho người chủ của mình. Bởi vậy, làm sao để có thể đưa ra một chế độ lương mang tính cạnh tranh và thúc đẩy sự nỗ lực của nhân viên, trong khi vẫn đảm bảo tính công bằng và minh bạch cho những người nhân viên của mình là một bài toán khó cần sự đầu tư nghiêm túc về cả mặt thời gian, tiền bạc lẫn công sức của mỗi người chủ. Trong bài viết ngày hôm nay, Sang sẽ giới thiệu tới bạn hệ thống trả lương 3P – hệ thống trả lương hoàn thiện và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay tại các doanh nghiệp.

Về cơ bản, trong hệ thống 3P, người chủ sẽ trả lương cho nhân viên của mình dựa trên các yếu tố sau:

P1 (Pay for Position): Trả lương cho vị trí công việc:

Với loại hình này, người chủ sẽ trả lương cho nhân viên dựa trên vị trí mà nhân viên đó đảm nhận trong nhà hàng. Thông thường, đối với mỗi vị trí công việc khác nhau sẽ có một mức lương cụ thể khác nhau tuỳ theo từng cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhưng đa phần, mức lương ấy sẽ được tham khảo từ mức lương chung của thị trường. Bởi vậy, nếu bạn là người chủ nhà hàng đang không biết mức lương mình đưa ra có thu hút được những ứng viên tiềm năng hay không, bạn cũng có thể tham khảo mức lương thị trường hiện tại nhé.

Có một điều bạn cần lưu ý, đó chính là mức lương cho một vị trí công việc có thể khác nhau giữa những nhà hàng và quán ăn có phân khúc thị trường khác nhau. Ví dụ, mức lương cho nhân viên chạy bàn tại một quán cơm bình dân thông thường sẽ dao động khoảng 15-20k/h, trong khi đó, mức lương cho nhân viên chạy bàn tại một khách sạn 5 sao có thể lên tới 35-40k/h (tương đương khoảng ,4.5-6 triệu đồng/tháng). Mức lương giữa các vị trí trong một nhà hàng cũng có thể khác nhau; ví dụ, chênh lệch về thu nhập giữa bếp trưởng, bếp phó và đầu bếp chính có thể lên tới ,5-10 triệu/tháng. Việc đảm bảo rằng những công việc có chức năng và trách nhiệm tương đồng có thu nhập không quá khác nhau cũng là điều mà người chủ cần lưu tâm đến để giúp nhân viên của mình có thể tập trung làm việc mà không phải tính đến chuyện ‘ganh đua’ và giành giật một vị trí có thu nhập tốt hơn.

P2 (Pay for Person): Trả lương cho năng lực của người giữ vị trí công việc:

Bên cạnh chức năng công việc, một loại hình trả lương khác đó là dựa trên kinh nghiệm hay năng lực của người giữ vị trí công việc. Loại hình trả lương này phổ biến hơn ở các doanh nghiệp, công ty, môi trường công sở nhiều hơn là tại các nhà hàng, quán ăn hay quán cà phê. Có chăng thì hình thức trả lương dựa trên năng lực của người giữ vị trí công việc thường được sử dụng để tuyển những vị trí cấp cao như quản lí nhà hàng, quản lí quán cà phê hay bếp trưởng điều hành,… – những chức vụ cần kinh nghiệm lâu năm trong việc giải quyết vấn đề công việc cũng như xử lí các tình huống bất ngờ có thể xảy đến.

P3 (Pay for Performance): Trả lương cho kết quả đạt được của người giữ vị trí công việc:

Đây là hình thức trả lương khó có thể ‘cân đo đong đếm’ nhất, bởi đôi khi, kết quả đạt được trong công việc không tỉ lệ thuận với kinh nghiệm hay chức vụ mà người thực hiện công việc nắm giữ. Với loại hình này, người chủ cơ sở kinh doanh cần có cái nhìn thực sự khách quan để có thể hiểu chính xác đâu là những nhân tố mang tới thành công và hiệu quả cho công việc. Đây cũng là lí do mà khái niệm ‘thưởng’ (tiếng Anh gọi là ‘bonus’) ra đời, với tính ứng dụng khác biệt (dựa trên các thành tích so với mục tiêu đã đề ra thay vì dựa trên số giờ làm chính thức) so với khái niệm ‘lương cơ bản’ thường thấy.

Vậy trong thực tế, những loại hình trả lương này sẽ được áp dụng như thế nào và đem lại những hiệu quả (hay hậu quả) gì cho cơ sở kinh doanh của bạn? Hãy cùng tham khảo bài toán kinh tế giả định dưới đây nhé:

Quán cháo dinh dưỡng A9 thành lập được 2 năm và hiện có tổng cộng 7 nhân viên (1 quản lí, 3 người làm bếp, 3 nhân viên chạy bàn). Quán đặt thời hạn trả lương cho nhân viên vào ngày 26 hàng tháng. Mỗi người có một vị trí công việc, năng lực và tạo ra những giá trị riêng. Bản thân A9 cũng có những quy tắc trả lương riêng đối với từng vị trí công việc:

Và sau đây là thông tin nhân viên của quán:

Hãy tính mức lương mỗi người nhân viên sẽ được nhận mỗi tháng dựa trên mỗi loại hình trả lương. Đối với bạn, loại hình trả lương nào là hợp lí nhất?

Đáp án:

Theo đề bài, loại hình trả lương cụ thể nhất dựa theo số liệu đã cho chính là P1 – trả lương cho vị trí công việc. Đây cũng chính là mức lương thường được cố định và công khai trên các hợp đồng lao động giữa chủ và nhân viên nhà hàng. Theo loại hình này, mức lương của từng nhân viên sẽ được tính toán như sau:

Có thể thấy Kim Tuấn, nhận mức lương là 10 triệu – cao nhất nếu xét trên P1 (Pay for Position – vị trí công việc). P2 (Pay for Person – năng lực làm việc) có thể cao bởi bạn ấy có bằng Thạc sĩ về ngành nghề liên quan. Tuy nhiên, P3 (Pay for Performance – hiệu quả công việc) ở hiện tại chưa thể đong đếm vì bạn còn đang trong quá trình học hỏi và thử việc.

Trong khu bếp, nếu xét theo P1 – Bích Trân và Hương Sắc cùng có mức lương 3,5 triệu nhưng Bích Trân làm tại quán lâu hơn nên có thể nói có tay nghề cao hơn, bời vậy P3 cũng sẽ cao hơn. Trong khi đó, Hương Sắc, nhờ sự linh hoạt trong việc vừa làm bếp, vừa chạy bàn nên bản thân bạn ấy có thể đóng nhiều vai trò khác nhau và góp phần mang lại nhiều nhóm giá trị cho nhà hàng, bởi thế, P2 có lẽ sẽ cao hơn.

Tương tự với công việc chạy bàn, Trí Minh và Tế Hanh đều có nhiều kinh nghiệm làm full-time hơn Chung Cúc, nhưng nhờ việc làm KOL, Chung Cúc góp phần đưa quán cháo tới nhiều người hơn – từ đó đóng góp nhiều hơn vào giá trị tạo ra cho quán; bởi vậy; P2 sẽ cao hơn 2 người còn lại. Tuy nhiên, nếu tính về P3 – Trí Minh và Tế Hanh đều xứng đáng nhận mức lương cao hơn vì họ có nhiều kinh nghiệm hơn và làm full-time.

Do sự biến thiên về mức lương và hình thức trả lương này, bên cạnh khoản lương cố định cho nhân viên, các chủ nhà hàng có thể thêm một số những điều kiện phụ trợ, ví dụ, 20% lương tháng đầu được dành cho công tác training, hay thưởng bonus cho những nhân viên nào có đóng góp nhiều và dài hạn để khích lệ tinh thần họ. Nhìn chung, trả lương cho nhân viên là công việc cần sự tính toán tỉ mỉ để đảm bảo tính công bằng cho nhân viên, cũng như tạo động lực để họ có thể cùng người chủ phát triển hàng quán. Bởi vậy, điều này cần sự đầu tư, tìm hiểu và thực hành của người chủ để có thể đưa ra những con số chính xác nhất cho nhân viên của mình.

Chúc các bạn thành công!

Sang.com.vn – Làm chủ dễ dàng

Xem ngay những mặt bằng phù hợp để nắm bắt ngay cơ hội kinh doanh cho riêng mình

Leave a Reply

%d bloggers like this: