Bạn là một người đam mê kinh doanh trong lĩnh vực F&B nhưng không muốn bỏ ra số vốn quá lớn để đầu tư cho một mặt bằng đắt tiền? Vậy bài viết này sinh ra là để dành cho bạn. Sau đây, Sang sẽ giới thiệu tới các bạn 4 mô hình kinh doanh bar và cà phê giải trí độc đáo với mức phí đầu tư cho mặt bằng phải chăng.
- ,Kinh nghiệm mở quán cafe từ A-Z cho người mới bắt đầu
- ,4 mô hình kinh doanh quán cà phê độc đáo với chi phí ban đầu cực thấp
1. Bar/Cafe nhạc sống
Mô hình đầu tiên phải kể đến là mô hình bar/cafe nhạc sống – tiếng anh là ‘acoustic bar/cafe’. Mô hình này mang tới trải nghiệm 2-trong-1 cho khách hàng: họ vừa có thể thưởng thức đồ uống và hưởng thụ nhạc sống trong cùng một không gian với mức giá phải chăng, thay vì phải xếp hàng hoặc mất công đặt vé cả tháng trời tại các show diễn hay concert âm nhạc. Không chỉ vậy, việc kết hợp âm nhạc, đặc biệt là nhạc sống trong quán cà phê được cho là có khả năng ,‘kích thích’ trực tiếp các giác quan của cơ thể giúp khách hàng tận hưởng đồ uống ngon hơn.
Bar/cafe nhạc sống hướng tới đối tượng khách hàng là những bạn trẻ yêu nhạc sống, muốn trải nghiệm không gian ‘live’ thật sự và gặp gỡ những nghệ sĩ mình yêu thích hoặc những bạn trẻ khác cùng chung đam mê. Điều này giúp giải quyết nhu cầu của một tập khách hàng nhất định bởi ‘nhạc sống’ là loại hình âm nhạc không quá phổ biến ở Việt Nam và không dễ để bắt gặp ở những quán cà phê thông thường như nhạc pop. Ngoài ra, mô hình cafe nhạc sống giúp những bạn trẻ yêu trải nghiệm này tìm được môi trường riêng cho bản thân họ. Do sự đặc thù về thể loại âm nhạc này, khi khách hàng đã tìm được một không gian quán thực sự phù hợp cho họ, khả năng rất cao là họ sẽ có 1 ‘lòng trung thành’ – ‘loyalty’ nhất định với quán.

Điểm mạnh của mô hình bar/cafe nhạc sống là tạo ra một không gian ấm cúng, thoải mái, giúp thư giãn tinh thần cho các bạn trẻ và những người đam mê nhạc sống; muốn tìm một địa điểm đặc biệt để thư giãn sau những giờ học tập và làm việc đầy căng thẳng hàng ngày. Một điểm nữa giúp mô hình này được yêu thích với những bạn trẻ đam mê kinh doanh đó là nó không cần quá nhiều sự đầu tư cầu kì về địa điểm và cách bài trí quán – một sân khấu mini, với dàn loa chất lượng và một vài bộ bàn ghế được kê ngay ngắn xung quanh là quá đủ để tạo nên một không gian ấm cúng. Điều này giúp giảm chi phí vận hành cho người chủ quán so với các mô hình kinh doanh thường gặp.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh kể trên là một số khó khăn nhất định, trước tiên là việc liên lạc và cộng tác được với các nghệ sĩ/ca sĩ với mức giá phù hợp nhất. Điều này là khá quan trọng bởi danh tiếng của nghệ sĩ, lượng khách tới quán và mức phí cho cát-xê là ba yếu tố ảnh hưởng lẫn nhau và luôn song hành cùng nhau, điều này yêu cầu người chủ quán cần phải tính toán mức phí và lợi ích (costs and benefits một cách cẩn thận). Ngoài ra, quán cũng cần đảm bảo một không gian ổn định và lành mạnh cho một lượng khách lớn và linh hoạt trong lựa chọn âm nhạc để giữ được cái ‘vibe’, cái ‘theme’ riêng cho quán nhưng không khiến thực khách bị nhàm chán vì phải nghe đi nghe lại một loại nhạc hoặc một set bài hát cố định.
2. Bar biểu diễn
Mô hình thứ hai Sang muốn giới thiệu với các bạn là mô hình bar biểu diễn (stand-up bar). Bar biểu diễn mang tới một không gian nhộn nhịp, tươi vui cho các bạn trẻ; đặc biệt là những bạn ‘sống về đêm’. Bởi vậy, mô hình này đặc biệt phát triển ở những khu phố trung tâm nhộn nhịp tại các thành phố lớn như Hà Nội và Sài Gòn. Đối tượng khách hàng mà mô hình này nhắm đến là nhóm khách hàng trẻ từ 20-30 tuổi, với thu nhập ổn định và muốn có cho mình những trải nghiệm mới mẻ, độc đáo. Ngoài ra, trong thời điểm không có đại dịch, mô hình này cũng đặc biệt thu hút rất nhiều khách du lịch nước ngoài.

Điểm mạnh của mô hình này là người chủ không cần đầu tư quá nhiều về trang trí và thiết kế nội thất – một trong số những chi phí cao nhất trong bài trí quán. Bởi lẽ đa phần không gian là dành cho việc đứng (stand-up) và ‘quẩy’ theo nhạc, lượng bàn ghế cần được xếp ở phía xa quầy bar để đảm bảo có đủ khoảng trống cho các thực khách cùng nhau trải nghiệm mà không bị quá ngột ngạt, xô bồ. Khác với ‘acoustic bar/cafe’ với trải nghiệm gần gũi, ấm cúng; ‘stand-up bar’ mang tới một không khí sôi động được tạo thành từ âm nhạc, từ DJ và đặc biệt là từ chính những khách hàng đến trải nghiệm tại quán.
Tuy nhiên, điều gì cũng có hai mặt của nó. Có thể nói rằng, trong 4 mô hình được giới thiệu tới bạn đọc ngày hôm nay, stand-up bar là mô hình ‘nhiệt’ nhất nhưng cũng tiềm tàng nhiều rủi ro nhất. Khó khăn đầu tiên đến từ định kiến của những người lớn tuổi về bar; không ít người cho rằng bar, club là nơi tụ tập của các ‘trai hư gái hỏng’, bởi vậy, một quán bar mới mở thực sự sẽ rất khó tránh khỏi những ‘dòm ngó’, ‘để ý’ từ dân cư xung quanh. Khó khăn tiếp theo đó là bởi thời gian mở cửa của các quán bar thường khá muộn vào buổi tối; điều này có thể làm đảo lộn đồng hồ sinh học và về lâu về dài thì là sức khoẻ thể chất và tinh thần của quản lí, nhân viên quán và của cả chính người chủ quán. Ngoài ra, do đặc thù về không gian và không khí sôi động, quán cần được đặt tại những địa điểm náo nhiệt, đông người qua lại. Cuối cùng, và cũng là điều quan trọng nhất mà những người chủ cần lưu ý – bởi lẽ hoạt động chính diễn ra vào ban đêm và trong quán bar có sử dụng đồ uống có cồn – việc quản lí cần diễn ra nghiêm ngặt để tránh ‘chất c.ấm’ trà trộn, gây ảnh hưởng tới danh tiếng của quán và trải nghiệm của các khách hàng khác.
3. Lipsync bar & Karaoke
Mô hình tiếp theo bạn có thể tham khảo là ‘sync bar & karaoke’ – một mô hình đã tồn tại từ khá lâu đời nhưng chưa bao giờ ‘hết hot’ tại Việt Nam. Đây sân chơi cho các bạn trẻ có niềm đam mê với biểu diễn ca nhạc nhưng không thoải mái hoặc không tự tin với việc phải hát ở nơi có đông người lạ. Sync bar & Karaoke mang tới một không gian thoải mái cho thực khách muốn trải nghiệm bởi họ có thể đi theo nhóm nhỏ và chọn có phòng riêng thay vì phải tự ‘biểu diễn’ ở một không gian công cộng chung có nhiều người qua lại; từ đó mang lại một không khí vừa náo nhiệt, tươi vui nhưng cũng rất riêng tư và mang tính cá nhân hoá.

Điểm mạnh của mô hình này, như đã nêu ra ở trên, đó là mang đến không gian sôi động nhưng cũng rất riêng tư cho khách hàng bên cạnh việc thưởng thức các món ăn và đồ uống cung cấp bởi chính nhà hàng/quán bar. Tuy nhiên, bởi lẽ quán bar & nhà hàng có phòng riêng cho các nhóm nhỏ nên việc quản lí lượng khác hàng và các hoạt động của khách cũng trở nên khó khăn hơn so với việc quản lí toàn bộ lượng khách ở không gian lớn. Vì vậy, cũng giống như stand-up bar, hiện tượng khách hàng sử dụng ‘chất c.ấm’ tại nhà hàng, quán bar là vẫn có thể xảy ra, nên việc quản lí cần diễn ra một cách thận trọng.
4. Bar thể thao
Mô hình cuối cùng mà Sang muốn giới thiệu tới bạn trong bài viết này là mô hình ‘bar thể thao’ – sports bar, mô hình thích hợp cho những khách hàng yêu thể thao và muốn trải nghiệm không khí thể thao như bên ngoài sân vận động. Thông thường, một quán sports bar sẽ có TV màn ảnh rộng phục vụ cho nhu cầu giải trí và tạo không khí sôi động khi thưởng thức thể thao, bên cạnh quầy bar như các bar giải trí thông thường. Một số sports bar còn kết hợp cung cấp dịch vụ giữa bar và nhà hàng, có thể là đồ nướng để giúp nâng cao trải nghiệm của thực khách.
Đối tượng khách hàng nhắm đến của mô hình này thường là nam giới, độ tuổi từ 25-50. Họ là những người yêu thể thao (đặc biệt là bóng đá), muốn tìm kiếm một không gian có không khí sôi động để thoả mãn đam mê thể thao trong họ. Một lí do khác khiến nhóm khách hàng này tìm đến những bar thể thao có thể còn là bởi họ không thể thưởng thức thể thao trực tiếp tại nhà vì lí do gia đình.

Một số điểm mạnh của mô hình này bao gồm menu đơn giản (đa phần chỉ cần bia tươi và đồ nhắm), không cần quá cầu kì về phục vụ ăn uống như các nhà hàng hoặc quán bar khác. Đối với một số nhà hàng phục vụ cả menu đồ nướng, cách bài trí và vận hành sẽ đôi chút phức tạp hơn, nhưng chung quy vẫn không cần quá nhiều công đoạn như các nhà hàng thông thường. Điểm đặc biệt của mô hình này, cũng giống như các mô hình kể trên, đó là không khí sôi động được tạo nên bởi chính các vị khách, bởi vậy, người chủ không cần trang trí quán một cách quá cầu kì để thu hút khách hàng, từ đó giúp tiết kiệm thời gian và chi phí xây dựng cho quán.
Đối với mô hình sports bar, khó khăn đầu tiên có thể kể đến chính là việc lưu lượng khách phụ thuộc khá nhiều vào tình hình lịch thi đấu thể thao – sẽ có những lúc quán quá tấp nập nhưng cũng sẽ có những khi khách quá thưa thớt. Bên cạnh đó, vì đối tượng khách chủ yếu là nam, nên dễ xảy ra việc khách hàng nam có những hành động thiếu tôn trọng, hoặc thậm chí là x.âm h.ại với các nhân viên nữ. Cuối cùng, vì tính chất tranh đấu trong thể thao, tình trạng tranh cãi, ẩu đả có thể xảy ra giữa các khách hàng do kết quả trận đấu không như ý muốn. Bởi thế, dẫu sports bar có là một mô hình mang tới niềm vui lành mạnh cho cánh ‘mày râu’ và , việc quản lí vẫn cần được đảm bảo phù hợp để tránh xảy ra những tình huống ngoài ý muốn.
Bài viết cùng chủ đề:
- ,Tăng trưởng lợi nhuận đi đôi với phát triển bền vững cùng mô hình kinh doanh Kids Cafe
- ,Tăng doanh thu lên gấp đôi với mô hình quán cà phê-workshop ‘2 trong 1’
Sang.com.vn – Làm chủ dễ dàng
Xem ngay những mặt bằng phù hợp để nắm bắt ngay cơ hội kinh doanh cho riêng mình
