Bartender hay pha chế đồ uống có cồn được đánh giá là 1 trong những nghề dịch vụ hot nhất hiện nay bởi nhu cầu tuyển nhân viên pha chế luôn ở mức cao, với quy mô đa dạng và chế độ đãi ngộ tương xứng. Bên cạnh đó, thời gian học nghề ngắn, vào nghề và thăng tiến nhanh, được tạo nhiều điều kiện để hoàn thiện và phát triển kỹ năng nghề, được giao lưu và mở rộng các mối quan hệ xã hội… khiến nhiều bạn trẻ yêu thích lựa chọn dấn thân vào công việc này.
Vậy bartender là gì? Tại sao bartender lại hấp dẫn đến vậy? Những kỹ năng quan trọng nhất đối với một bartender? Làm thế nào để trở thành một bartender chuyên nghiệp?
Bartender đầu tiên

Mặc dù việc pha chế rượu hay các loại đồ uống có cồn khác đã được người Mỹ thực hiện từ trước đó rất lâu, thậm chí trước đó hàng ngàn năm bởi chủ quán hay chủ xưởng rượu đó; nhưng phải đến thế kỉ XIX, Bartender mới được nhìn nhận chính thức là một nghề nhờ ông Jeremiah “Jerry” P. Thomas (gọi là Jerry Thomas) – ông tổ của nghề Bartender hiện đại, bậc thầy nổi tiếng với ly cocktail Blue Blazer (dòng lửa xanh) trứ danh, được tạo nên từ màn trình diễn đẹp mắt: rót whisky đang được đốt cháy qua lại giữa 2 ca kim loại để tạo ra một dòng lửa màu xanh chảy không ngừng trong không.
Bartender làm gì?
Công việc của Bartender chủ yếu là pha chế thức uống phục vụ khách hàng tại bar, nhà hàng, khách sạn, hoặc tại những cơ sở kinh doanh khác. Bartender giỏi là người có thể thuộc nằm lòng các công thức pha chế và tạo ra nhiều thức uống nhanh, chính xác để hấp dẫn khách hàng. Bên cạnh đó, bartender sẽ chịu trách nhiệm sắp xếp các loại rượu mạnh, rượu mùi, rượu vang và những nguyên liệu khác vào quầy, chuẩn bị dụng cụ và vệ sinh khu vực làm việc, kiểm kê hàng hóa, kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu…
Bartender là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, đảm nhiệm nhiệm vụ giao tiếp và nhận order từ khách hàng. Vì vậy, kỹ năng của Bartender còn mở rộng đến khả năng giao tiếp, xử lý tình huống. Kỹ năng pha chế và biểu diễn pha chế thức uống kết hợp với lối trò chuyện duyên dáng, sẽ giúp Bartender gây ấn tượng, thu hút khách hàng đến doanh nghiệp của bạn trong những lần kế tiếp.
Tuy nhiên, đa số các nhà quản lý thường tìm kiếm một bartender đã vào nghề hơn 2 năm. Vậy cơ hội nào cho người mới bắt đầu học bartender có thể tích lũy thêm kinh nghiệm?

1. Đừng bỏ tiền vào trường dạy pha chế
Hầu hết các bartender đều cảnh báo những người mới học không nên đi học các trường lớp dạy pha chế. Nhiều người cho rằng đó là một sự lãng phí thời gian vì ít người trong ngành coi trọng việc này.
Chắc chắn, các trường, lớp dạy pha chế có thể dạy bạn những kỹ năng cơ bản như pha trộn và các loại cocktail tiêu chuẩn như Cosmo’s – nhưng bạn cần nhiều hơn thế để trở thành một bartender thực thụ.
Để có được bộ kỹ năng mà các nhà quản lý đang tìm kiếm, bạn cần được đào tạo tại chỗ – với tư cách là barback hoặc nhân viên phục vụ.
2. Barback
Barback là vị trí nhân viên phụ Bar, đảm nhận công việc hỗ trợ pha chế cho các Bartender chuyên nghiệp, bao gồm việc chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ pha chế cho đến việc hỗ trợ pha chế, phục vụ khách hàng và dọn dẹp vệ sinh quầy. Vị trí này là bước đệm đầu tiên để bạn có thể chinh phục nghề bartender chuyên nghiệp một cách thuận lợi. Đây cũng là cái tên đầu tiên mà các nhà quản lý tuyển dụng sẽ cân nhắc khi cần tuyển bartender. Tuy nhiên, barback có thể sẽ cần làm vài tháng cho tới hơn một năm trước khi được cân nhắc lên vị trí mới.
3. Bắt đầu với công việc phục vụ
Trên thực tế, không phải quầy bar nào cũng có Bar Back, chỉ những khách sạn – nhà hàng – quán bar quy mô, có tổ chức khu vực quầy bar lớn, phục vụ nhiều lượt khách mới cần tuyển dụng vị trí công việc này.
Mở rộng phạm vi tìm kiếm việc làm của bạn để bao gồm các nhà hàng có quầy bar trong nhà. Ngay cả khi công việc của bạn chỉ là lau dọn, bạn vẫn có thể làm quen với quản lý quầy bar hoặc bartender chính. Hãy dành thời gian quan sát những gì họ làm và chủ động đặt câu hỏi.
Thể hiện sự đam mê và chịu khó của bản thân có thể giúp bạn đi một chặng đường dài. Cuối cùng thì quán bar sẽ cần đến một người barback hoặc bartender, và nếu bạn biết rõ này (chưa kể đến những người quản lý tuyển dụng), bạn sẽ dễ dàng thăng tiến.
Làm thế nào để trở thành một bartender giỏi
1. Liên tục cập nhật các yêu cầu trong ngành
Hiện nay, có một số đơn vị yêu cầu ứng viên cần có bằng tốt nghiệp Trung cấp chuyên ngành trở lên hoặc sở hữu chứng chỉ đào tạo nghề pha chế; còn đa phần, dù đa phần nhà tuyển dụng không yêu cầu ứng viên cần phải có bằng cấp cụ thể.
2. Không ngừng học hỏi
Mọi bartender cần biết những điều cơ bản. Nếu ai đó đến quán bar của bạn và gọi món Manhattan, bartender cần phải hiểu khách hàng đang nói về đồ uống nào – và thậm chí sẽ tốt hơn nếu bạn có thể tùy chỉnh theo sở thích của khách.
Những thức uống đơn giản như Long Island Iced Tea, và các loại cocktail cổ điển, như Dirty Martini là kiến thức phổ biến đối với các bartender. Tuy nhiên, bạn đang hạn chế rất nhiều tiềm năng của nghề nếu bạn chỉ biết những điều cơ bản nhất. Khi khách hàng yêu cầu một sản phẩm khác không có trong menu, bartender cần tạo ra một loại đồ uống hoàn hảo dựa trên sự hiểu biết của mình.
Một quán bar tại Mỹ Drinks in Boston tạo ra đồ uống cho khách hàng dựa trên sở thích về ăn uống của khách, chỉ qua một cuộc trò chuyện tại quầy. Tại những quán bar này, nhân viên cần phải làm việc vài năm trước khi trở thành một bartender chính thức.
3. Nâng cao kỹ năng tiếp khách
Hòa đồng: Để có thể tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng, bartender cần biết cách xây dựng một cuộc trò chuyện với khách. Khả năng này sẽ khiến bạn trở nên dễ mến và giúp bạn xây dựng một nhóm khách hàng trung thành.
Linh hoạt: Bên cạnh sự linh hoạt về thể chất, thì sự linh hoạt về tinh thần là chìa khóa để trở thành một bartender tuyệt vời. Nhân viên pha chế chủ yếu làm việc về đêm và vào cuối tuần. Những đêm đông khách, bartender sẽ cần phụ trách rất nhiều yêu cầu khác nhau của khách. Với những bartender mới vào nghề, bên cạnh việc pha chế, bartender sẽ cần đảm nhiệm rất nhiều những công việc không tên khác như sắp xếp đồ uống, hoặc giúp đỡ một vị trí khác trong nhà hàng.
Thực tế: Hãy hiểu rằng việc trở thành một bartender giỏi không xảy ra trong một sớm một chiều. Bạn phải mất nhiều năm làm việc chăm chỉ để được công nhận cho những gì bạn làm. Với suy nghĩ đó, hãy liên tục cố gắng và nỗ lúc trong một thời gian dài trước khi cơ hội mới có thể đến với bạn.
Chính xác, tỉ mỉ: Chính xác và tỉ mỉ là một trong những kỹ năng cần thiết nhất của một bartender. Nếu bạn cố tình thay đổi công thức vì mục đích thẩm mỹ hoặc theo mẹo, bạn sẽ sớm thấy mình thụt lùi trên côn đường trở thành bartender.

4. Những thách thức khi làm bartender
Quấy rối tình dục
- Việc bắt gặp những hành vi không phù hợp từ khách hàng là điều xảy ra với hầu hết bartender.
- Nhân viên nên được cảm thấy an toàn và được khuyến khích lên tiếng về quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Các chính sách xử lý nên được thực hiện cho cả khách hàng và nhân viên.
- Nếu bạn đang băn khoăn về việc làm việc tại một quán bar hoặc nhà hàng, hãy hỏi xem họ đã xử lý hành vi quấy rối tình dục như thế nào trong quá khứ. Nếu người quản lý gạt nó đi hoặc viện lý do, đó sẽ không phải nơi dành cho bạn.
Văn hóa uống rượu
Trung tâm Y tế Đại học George Washington phát hiện ra rằng vào năm 2008, “15% nhân viên trong ngành F&B mắc các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến rượu”.
Không ngạc nhiên khi những người làm việc đằng quán bar thường rất thích rượu và họ thường uống trong ca làm việc của họ, trừ khi nhà hàng hoặc quán bar có chính sách nghiêm ngặt đối với việc này.
Trên đây là tất cả những kinh nghiệm Sang.com.vn đã đúc kết về vị trí bartender trong khách sạn. Trở thành Bartender – người pha chế rượu không khó. Nhưng để thành công với nghề đòi hỏi bạn không chỉ có lòng đam mê mà còn phải chịu học hỏi, kiên trì, có kế hoạch, sáng tạo và cống hiến. Một nền tảng kiến thức vững chắc sẽ là hành trang giúp bạn vượt qua thử thách, khó khăn của nghề Bartender, chinh phục vị trí mơ ước.
Sang.com.vn – Làm chủ dễ dàng
Xem ngay những mặt bằng phù hợp để nắm bắt ngay cơ hội kinh doanh cho riêng mình