Càng ngày càng có nhiều thương hiệu muốn kết nối với người tiêu dùng trên ,quy mô toàn cầu. Theo Harvard Business Review, ,xu hướng này được xem như “cách tiếp cận đặc trưng kiểu phương Tây về việc mở rộng phạm vi tiêu thụ các sản phẩm tại các thị trường khác giống như cách các sản phẩm ấy từng được tiêu thụ tại châu Âu và Mỹ”. Mặc dù mỗi “ông lớn” sẽ có một cách tiếp cận khác nhau trong cuộc chiến giành thị phần toàn cầu, KFC được xem như một ví dụ tiêu biểu cho việc biến ‘địa phương hoá’ (localization) thành một chiến thuật để trở thành một trong số những ,thương hiệu đồ ăn nhanh hàng đầu thế giới. Cùng khám phá 5 món ăn độc lạ mà có thể bạn chưa từng nghe qua tại thực đơn KFC trên thế giới nhé.
- Starbucks đã ‘kích cầu mua sắm’ tại thị trường châu Á trong dịp Tết này như thế nào?
- 5 mô hình nhà hàng thất bại thảm hại và những bài học kinh doanh ‘đắt giá’ cho mọi người chủ F&B
1. Nhật Bản
Có thể nói, KFC Nhật Bản là một trong số những minh chứng tiêu biểu nhất của sự sáng tạo trong Marketing. Trong mùa hè, tại một số các điểm bán, họ tung ra thực đơn ‘all-you-can-eat’ đối với gà rán để thực khách có thể ‘thoả sức trải nghiệm’. Trên Twitter, KFC Nhật Bản cũng từng tổ chức chiến dịch promotion bằng cách ‘give away’ bàn phím, chuột máy tính hay ổ cắm USB có hình giống như miếng gà rán.

Tuy nhiên, một trong số những điều đặc biệt nhất về KFC tại Nhật Bản đó là trở thành món ăn truyền thống của người Nhật trong dịp Giáng Sinh. Truyền thống này có nguồn gốc từ chiến dịch quảng bá có tên “Kurisumasu ni wa kentakkii!” (“Kentucky for Christmas!”) năm 1974. Bạn có thể đọc thêm về truyền thống này tại đây .
2. Trung Quốc
Một điểm đặc biệt tại KFC Trung Quốc chính là việc các cơ sở ăn uống ở đây được thiết kế rộng rãi và có nhiều chỗ ngồi hơn cho các gia đình hay các nhóm lớn. Thực đơn cũng đa dạng với nhiều món mang đậm nét cổ truyền Trung Hoa hơn như cơm trắng, sữa đậu nành, bánh trứng hay quẩy chiên. Các món phương Tây không quá phổ biến như salad coleslaw hay khoai tây nghiền được thay thế bởi salad từ cà rốt bào sợi, nấm và ngọn măng.

KFC Trung Quốc luôn luôn cố gắng trong việc đưa ra những sáng tạo mới nhất để thu hút thêm thật nhiều khách bản địa. Trung bình mỗi năm, họ đưa ra khoảng 50 món mới hay ‘có giới hạn’ (limited time-only items), một con số khổng lồ so với chỉ 1 hay 2 món mới tại thực đơn KFC Mỹ. Ngoài ra, khẩu vị bản địa cũng là điều được KFC Trung Quốc chú trọng, ví dụ như, gà sốt cay ở KFC Tứ Xuyên sẽ cay và nồng hơn rất nhiều so với gà sốt cay ở KFC Thượng Hải.
3. Ấn Độ
KFC Ấn Độ thì lại có chiến thuật quảng bá thông minh, tận dụng sự phổ biến của công nghệ đối với người dân ở quốc gia này. Vào năm 2016, KFC cho ra mắt Watt-A-Box – những chiếc hộp đựng gà và burger có tích hợp tính năng sạc điện thoại. ‘Sáng kiến’ này ra đời với hy vọng ‘chạm đến’ nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng trong số hơn 220 triệu người dùng smartphone tại quốc gia Nam Á này.

KFC thậm chí cũng đã cộng tác cùng với Hiệp hội Đường sắt Ấn Độ để tạo nên chiến dịch vận chuyển e-catering, cho phép người dùng smartphone có thể sử dụng điện thoại của họ để đặt món khi họ đang di chuyển trên tàu ở những cung đường dài.
4. The Philippines
Tại Philippines, bạn sẽ bắt gặp những món ăn tưởng như hết sức ‘kì quái’, nhưng thực ra lại vô cùng được ưa chuộng bởi người dân bản địa và những người am hiểu về ẩm thực đất nước này. Vào năm 2015, KFC giới thiệu món ‘double down dog’, một món xúc xích và pho mai kẹp trong hai lát ‘bánh’ được làm từ gà rán. Món này ngay lập tức nhận được sự chú ý của rất nhiều người vì sự ‘độc lạ’ của nó, và nhanh chóng trở thành ‘trào lưu’ được săn đón.

Một món ăn nữa xuất hiện trên thực đơn KFC Philippines khiến nhiều người nước ngoài cảm thấy ‘khó hiểu’, đó là ‘Cheese Top burger’ – khi lát phomai được đặt ‘ngay ngắn’ lên trên cùng của chiếc bánh kẹp burger thay vì giữa hai chiếc bánh. Tuy nhiên, đối với người Philippines hoặc những người hiểu biết về ẩm thực Philippines, chiếc bánh này không phải một thứ gì đó quá ‘lạ lẫm’ bởi nó được lấy cảm hứng từ Ensaymada – một món bánh ngọt phủ phomai có nguồn gốc từ Mallorca, Tây Ban Nha nhưng lại rất được ưa chuộng tại Philippines.

Có thể thấy, với mỗi thị trường khác nhau, KFC đều có những chiến thuật quảng bá và cả thực đơn món ăn rất riêng để phù hợp với khẩu vị và thói quen ăn uống của người bản địa. Chính sự tìm hiểu và vận dụng những hiểu biết văn hoá của từng địa phương đã trở thành bệ phóng vững chắc giúp KFC xây dựng hình ảnh thương hiệu ở mỗi quốc gia mà hãng đặt chân tới.
Sang.com.vn – Làm chủ dễ dàng
Xem ngay những mặt bằng phù hợp để nắm bắt ngay cơ hội kinh doanh cho riêng mình
