Những điều bạn cần biết trong cách thức Quản trị nhà hàng khách sạn

“Cứ 100 doanh nghiệp hoặc công ty trên thế giới lâm vào tình cảnh phá sản thì có đến 85% trong số đó do chính sách quản lý của người đứng đầu mà ra”, RAND – Công ty tư vấn hàng đầu thế giới tại Mỹ nhận định. Như vậy chính sách quản lí doanh nghiệp là một trong những chìa khoá quan trọng để doanh nghiệp của bạn có thể phát triển. Vì vậy hơn hết, cách thức điều hành trong ngành giữ vai trò rất quan trọng trong kinh doanh. Đặc biệt là trong ngành nhà hàng khách sạn (F&B), cần phải nắm rõ những nguyên tắc này.

Cách Thức Quản Trị – Lập Kế Hoạch Chi Tiết

Một trong những cách giúp quản lý nhà hàng hiệu quả đó là bạn phải thực hiện việc lên kế hoạch một cách chi tiết. Công việc này bao gồm kế hoạch kinh doanh ngắn và dài hạn, chiến lược tiếp thị, quảng cáo, kế hoạch cải tạo nhà hàng, dự án tài chính… Bản kế hoạch càng chi tiết, cụ thể với tầm nhìn sâu rộng sẽ càng tránh được những rắc rối phát sinh và giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình điều hành nhà hàng.

Ngoài ra, các loại giấy tờ như giấy phép kinh doanh, bảo hiểm sức khoẻ cho nhân viên… cũng cần được những nhà quản lý đặc biệt lưu tâm.

Cách Thức Quản Trị – Luôn Tôn Trọng Khách Hàng

“Khách hàng là Thượng đế” là câu slogan quen thuộc trong cách thúc quản trị ngành nhà hàng khách sạn. Mức độ hài lòng, cùng với những phản hồi tích cực của thực khách luôn là thước đo chính xác nhất thành công của nhà hàng đó.

Trên thực tế, nếu một khách hàng nói tốt về nhà hàng của bạn đồng nghĩa bạn sẽ có cơ hội tiếp đón thêm 3-4 thực khách tiềm năng khác trong tương lai. Người quản lý nhà hàng ăn uống hiệu quả là người biết đứng trên lập trường khách hàng, đặt nhu cầu thực khách lên trên lợi nhuận nhà hàng và biết lắng nghe, đáp ứng mọi yêu cầu nhỏ nhất của thực khách.

Cách Thức Luôn Tôn Trọng Nhân Viên

Thomas Watson Jr. – Chủ tịch Tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia IBM lớn nhất nước Mỹ từng nói: “Luôn đặt con người ở vị trí số một và tôn trọng nhân viên chính là chìa khóa thành công của nhà quản lý”.

Theo kinh nghiệm quản lý nhà hàng của nhiều người, một môi trường làm việc dân chủ, mọi nhân viên đều được tôn trọng ý kiến, được đối xử công bằng và được cấp trên tin tưởng giao phó nhiệm vụ chính là “đòn bẩy” giúp họ nỗ lực cống hiến nhiều hơn cho nhà hàng.

Bên cạnh đó, cách quản lý nhân viên nhà hàng cũng đóng vai trò rất quan trọng và chia làm hai phương pháp là quản lý theo kỷ luật và quản lý bằng tình cảm. Theo đó, quản lý theo kỷ luật sẽ dựa trên mức xử phạt và khen thưởng rập khuôn của từng nhà hàng; còn quản lý bằng tình cảm là thường xuyên trao đổi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của từng nhân viên nhằm lí giải vì sao nhân viên đó phạm lỗi, trước đó đã từng mắc sai phạm chưa, thái độ của nhân viên khi mắc lỗi…

Một vài mẹo nhỏ giúp bạn lắng nghe hiệu quả:

– Tạo cơ hội cho nhân viên giãi bày bức xúc, đề xuất và chăm chú lắng nghe họ. Nhân viên chắc chắn sẽ rất thất vọng nếu bạn phớt lờ quan điểm của họ hoặc bạn chỉ “nghe cho có”.

– Phản hồi ý kiến nhân viên vừa trình bày bằng việc suy nghĩ về vấn đề phát sinh và đưa ra giải pháp. Đây là cách bạn tôn trọng và thấu hiểu nhân viên.

Cách Thức Đầu Tư Xây Dựng Thực Đơn

Thực đơn hấp dẫn và khoa học sẽ là “thỏi nam châm” vô hình thu hút thực khách quay lại nhà hàng. Khi thực khách cầm thực đơn trên tay thì những giây phút lướt qua đầu tiên ấy sẽ đọng lại trong tâm trí họ ấn tượng mạnh mẽ về tính chuyên nghiệp của nhà hàng đó thông qua cách sắp xếp, bố cục, trình bày khoa học các món ăn trong thực đơn.

Theo kinh nghiệm quản lý nhà hàng của không ít chuyên gia thì một thực đơn lý tưởng sẽ thỏa đáp đủ các yêu cầu về mặt hình thức (font chữ, màu sắc, hình ảnh minh họa, lỗi chính tả), nội dung (trình tự món ăn, định kì cập nhật giá) và cả tính sáng tạo, độc đáo trong gu ẩm thực của chính chủ nhân nhà hàng đó.

Cách Thức Phân Công Công Việc Cụ Thể

Phân công việc làm cụ thể cho từng nhân viên, đồng thời đề ra mục tiêu và tiêu chuẩn đánh giá thành tích rõ ràng là một trong những cách quản lý khách sạn hiệu quả. Nhà quản lý thành công là người viết ra mô tả công việc cho từng vị trí cụ thể với những kỳ vọng về thành tích mà nhân viên sẽ đạt được.

Ví dụ, nhân viên buồng phòng chỉ có trách nhiệm làm tốt nhiệm vụ ở bộ phận buồng phòng chứ không phải lau dọn bàn ở bộ phận nhà hàng. Chỉ khi nhân viên xác định rõ công việc cụ thể và mục tiêu cần đạt được, họ mới toàn tâm phấn đấu hoàn thành tốt vai trò của mình.

Bên cạnh đó, chế độ thưởng phạt rõ ràng cũng tạo động lực cho nhân viên gắn bó và cống hiến lâu dài với khách sạn. Khi nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công, hãy bày tỏ sự biết ơn những nỗ lực của họ, khuyến khích họ phát huy bản thân. Điều này giúp họ cảm thấy bản thân quan trọng và được đóng góp cho khách sạn là một niềm vinh hạnh.

Cách thức Quản Trị – Sử Dụng Phần Mềm Quản Lý Khách Sạn

Ngày nay, phầm mềm quản lý khách sạn là trợ thủ đắc lực nhất đối với các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, bao gồm những thương hiệu tiếng tăm như ihotelier, Opera, Smile… Nhà quản lý giỏi là người biết tận dụng triệt để các chức năng của phần mềm quản lý khách sạn nhằm tiết kiệm thời gian và giảm chi phí cho khách sạn.

Leave a Reply

%d bloggers like this: